Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Phương pháp vệ sinh máy lạnh cũ tại nhà

Trong quá trình sử dụng máy lạnh dù bạn mua máy lạnh cũ hay máy mới thì khi cả năm mà không vệ sinh bảo trì thì Dàn nóng (Outdoor unit) sẽ giải nhiệt kém dẫn đến máy hoạt động tiêu tốn nhiều điện năng mà lại kém lạnh hơn nữa có thể gây hư hỏng nặng. Hoặc thường gặp nữa là Dàn lạnh trong nhà (Indoor unit) không trao đổi nhiệt được dẫn đến nhiệt độ quá lạnh làm nước ngưng tụ nhiều và chảy ra ngoài máng hứng nước ngưng của máy vì vậy nên làm vệ sinh bảo dưỡng từ 3 ~ 4 tháng/lần. Đối với kinh doanh đông khách thì 2 ~ 3 tháng/lần để tăng tuổi thọ máy lạnh và cũng để cho máy hoạt động hiệu quả tiết kiệm điện hơn.

Tại gia đình Bạn có thể làm thủ công bằng cách sau :
Hinh_ve sinh may lanhTháo lưới lọc dàn lạnh rửa thường xuyên (1 tháng/lần). Riêng phần Cục nóng  thì có thể lấy nước (lực phun mạnh) xịt thẳng xuôi theo các lá nhôm mỏng, Lưu ý không xịt chéo hay vuông góc với các lá nhôm vì sẽ làm bẹp dính vào nhau gây cản trỡ không khí lưu thông qua để giải nhiệt.

Cần tránh tối đa việc làm giàn nóng bị móp biến dạng, nếu có móp thì tương đối thôi, móp nhiều quá thì vừa không đẹp lại có hại cho máy, nếu lỡ tay làm biến dạng các lá nhôm thì dung vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá nhôm. Và dĩ nhiên khi thực hiện đối vối cả cục lạnh và cục nóng đều phải cúp CB nguồn điện máy lạnh để an toàn 

Tuy nhiên cũng có du di trong việc bảo trì như sau :

Vẫn áp dụng lịch vệ sinh bảo trì như trên nhưng theo mùa nóng - mùa lạnh. Mùa nóng thì làm sớm trước 1 tháng, còn mùa lạnh (mùa mưa) thì có thể làm trễ đi 1-2 tháng, nhưng đối với những môi trường nhiều bụi nên chú ý đến Dàn nóng nhiều hơn vì chúng có thể bị bám bẩn nghiêm trọng trước khi đến kỳ vệ sinh.

Quan trọng nhất vẫn là phần Outdoor nên có thể làm vệ sinh mà ko cần làm phần Indoor. Rửa 2 lần Outdoor rồi đến 1 lần Indoor cũng được. Giải nhiệt ngoài trời luôn luôn quan trọng hơn, Và tốt nhất khi vệ sinh Tổng thể bạn nên gọi nhân viên kĩ thuật của công ty để thực hiện đầy đủ Quy trình bảo trì và kiểm tra các thông số vận hành.

Một khi máy có dấu hiệu lạnh kém hoặc ko lạnh (mở khoảng 30 phút hơn mà không lạnh) thì nên tắt cầu dao ngay và gọi nhân viên bảo trì đến xem xét nguyên nhân. Có thể gas bị xì đâu đó hoặc quạt Dàn nóng bị hư tụ đề khởi động quạt giải nhiệt,...và có rất nhiều nguyên nhân gây ko lạnh. Điều này để lâu khiến máy nén chạy với nhiệt độ quá cao gây đứt mát dây (nôm na là cháy lock), và củng nên xem lại chế độ Remote có đúng chưa, bật Cool hoặc ngay mức hình sao băng,kiểm tra pin remote có yếu hay ko. Và khi đã làm hết khả năng rồi mà vẫn chưa lạnh thì nên tắt cầu dao máy  lạnh gọi người đến kiểm tra.

Máy lạnh 2 cục thuộc loại xài Van nên ko thể kín tuyệt đối, chỉ ở mức tương đối nên cho phép xì ở mức giới hạn. Thông thường máy chạy tốt thì tầm 1 năm hoặc lâu hơn nữa mới phải bảo trì bơm thêm gas, còn với những máy mới xài 1-2 \tháng mà phải bơm Gas 1 lần thì nên coi lại đường ống hoặc Van nào đó bị rò rỉ (vấn đề này cần khắc phục ngay vì Gas xì khiến máy chạy ở tình trạng OverHeat (quá nhiệt) gây hỏng mát dây trong motour.

Phần Dàn nóng bên ngoài trời xung quanh phải luôn thoáng mát và sạch sẽ, tránh bụi bẩn và những vật chắn luồng gió thổi ra của máy như lá cây côn trùng, rác,.. cũng như đặt ở những nơi gió bí hơi hoặc quá nóng, điều này sẽ khiến máy chạy dưới tình trạng máy không giải nhiệt được rất nhanh dẫn đến hư hỏng. 

Đối với dòng máy Inverter nên lưu ý phần Outdoor nhiều hơn:

Về vệ sinh thì khi sử dụng lực phun nước mạnh thì chú ý nên tránh xịt gần vị trí có bảng mạch (vị ví của nó nằm ở phía trên máy nén). Vì khi xịt gần vị trí này có thể làm cho nước thăm nhập vào hộp đựng bo dẫn đến hư bo (bo inverter rất đắt tiền)
 Tránh để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay đúng hướng nước mưa bắn vào trực tiếp, vì dàn nóng của máy inverter tương đối "nhạy cảm" hơn máy mono nên tốt nhất ta nên cẩn thện để không phải "dùng máy tiết kiệm điện mà lại tốn tiền sửa nhiều hơn".

1 nhận xét: